0866.124.666

Cẩm nang Thi Công Móng chủ nhà cần lưu ý

Thi công móng là phần thi công quan trọng nhất trong kết cấu ngôi nhà. Chủ nhà khi thi công xây dựng cần nắm được quy trình và các lưu ý khi thi công phần móng để đảm bảo chất lượng chung của công trình.

PHẦN 1: CÔNG TÁC GIÁC MÓNG – THI CÔNG MÓNG NHÀ

1. Công tác giác móng thủ công – Thi công móng nhà

+ Giác móng công trình: Đây là công tác rất quan trọng đảm bảo công trình sẽ được định vị đúng hướng nhà, kích thước tim trục móng, cột. Căn cứ vào các mốc giới do Chủ đầu tư cung cấp( Địa chính khu vực). Kỹ thuật thi công sẽ tiến hành định vị tim trục công trình theo Bản vẽ thiết kế bằng mắt thường (máy bắn tia Laser) và thước dây. Sau khi định vị xong tim trục sẽ đóng cọc mốc. Đồng thời tại 4 góc nhà sẽ xây các mốc gửi ra ngoài công trình để đảm bảo khi thi công đào móng không ảnh hưởng đến các mốc gửi tim trục. Các mốc gửi là cơ sở để định định vị lại tim trục công trình sau khi đổ bê tông lót móng.

thi công móng

+ Với công trình sử dụng móng cọc Tim trục sau khi định vị là cơ sở để định vị tim cọc theo thiết kế. Biện pháp thông thường dùng thước thép và mắt thường với công trình nhà đơn giản ít đầu cọc và cần độ chính xác vừa phải.

1.1. Công tác chuẩn bị trước khi giác móng – Thi công móng nhà

  • Cọc sắt đầu sơn đỏ: 04 đoạn
  • Cán bộ kỹ thuật: 01, Công nhân: 03 thợ
  • Thước mét: 01 cái
  • Dây dù hoặc dây cước: 01 cuộn

1.2 Thao tác giác móng nhà – Thi công móng nhà

 Xác định trục móng

  • Giả sử điểm D là góc ô đất xây dựng và góc này là vuông nhất. Bạn muốn góc nhà của mình cách góc ô đất theo 2 phương x,y lần lượt là 925 và 665mm. Ta có thể dễ dàng xác định được điểm A là góc nhà (hình vẽ).
  • Từ điểm A dùng búa đóng 1 cọc sắt sơn đỏ. Dùng dây buộc vào đầu cọc, quay 2 cung tròn: Một cung 4m và 1 cung 3m.
  • Xác định điểm C bởi cung tròn 4m (AC = 4m) và C cách mép tường rào 665mm.
  • Đóng tiếp 1 cọc sắt tại điểm C, buộc dây vào đầu cọc, quay 1 cung tròn bán kính 5m. Giao điểm giữa cung tròn C bán kính 5m (C; 5m) và cung tròn A bán kính 3m (A; 3m) là điểm B. Lúc này đảm bảo AC = 4m, AB = 3m, BC = 5m. Theo định lý Pytago, ta đảm bảo được tam giác ABC vuông tại A.
  • Theo các hướng cạnh AB, AC ta lần lượt xác định được các trục của ngôi nhà.

Chú ý: Vừa xác định góc, vừa kiểm tra cẩn thận bởi các góc và sau khi hoàn thành việc xác định trục thì ta kiểm tra tổng thể công trình: Kích thước 2 trục xác định đúng trong bản vẽ và kích thước 2 đường chéo phải bằng nhau để đảm bảo chính xác ngôi nhà của bạn luôn vuông vắn.

2. Thực hiện bằng máy móc – Thi công móng nhà

Cách thủ công có thể được áp dụng cho những công trình nhỏ, tuy nhiên đối với công trình lớn thì đây trở thành một vấn đề nan giải và gây nhiều khó khăn khi thực hiện. Do đó, cần đến sự trợ giúp từ máy móc dưới sự điều khiển của những kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm.

Quy trình thực hiện giác móng nhà bằng kỹ thuật sẽ thực hiện như sau:

+ Nhà thầu tiếp nhận công trình cũng như hồ sơ thiết kế để tiến hành cho phù hợp.

+ Thực hiện đo đạc kích thước thông qua mốc chuyền và mốc thứ cấp.

+ Sử dụng các máy chuyền để thực hiện định vị trục chính xác hơn, thông thường khoảng cách tối thiểu giữa các điểm với trục khoảng 5 đến 10m để không bị ảnh hưởng trong quá trình đào đất hoặc tập kết vật liệu.

+ Khi tiến hành đào đất chỉ nên thực hiện giác móng sơ bộ bằng vôi để sau khi đổ bê tông thì bạn mới cần dùng máy để định vị lại cho chắc chắn.

PHẦN 2: THI CÔNG PHẦN NGẦM – THI CÔNG MÓNG NHÀ

1. Công tác ép cọc – Thi công móng nhà

1.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc – Thi công móng nhà

Công việc bắt buộc phải làm đầu tiên trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc chính là khảo sát địa chất. Công tác khảo sát giúp chúng ta đánh giá được điều kiện của môi trường và công tác thi công, tránh những tình huống rủi ro trong quá trình thi công.

Kiểm tra các loại cọc sử dụng trong quá trình thi công có đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng.

1.2. Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép – Thi công móng nhà

Công tác chuẩn bị – Thi công móng nhà

  • Kiểm tra thật kĩ khu đất để đảm bảo mọi yêu cầu kĩ thuật an toàn trong quá trình thi công móng cọc.
  • Xác định vị trí ép cọc.
  • Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân, chỉnh.
  • Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy trình và vị trí thiết kế, đảm bảo về công năng của thiết bị và độ an toàn của con người thi công.
  • Công tác định vị tim cọc: Đối với nhà dân, nhà phố và các công trình nhỏ thì việc đo bằng máy khá ít. Vì không phải anh/chị thầu xây dựng nào cũng trang bị máy. Một phần cũng do không cần sự chính xác quá cao như các công trình lớn. Số lượng tim cọc cũng không nhiều nên phương pháp thủ công là sự lựa chọn nhanh chóng.

– Căn cứ tim trục sau khi được định vị căng dây cước và dùng thước thép để do định vị tim cọc theo bản vẽ định vị cọc và dùng sơn xịt+ cọc thép hoặc cọc gỗ dài 20 đến 30 cm đóng định vị tim cọc ép.

– Sau khi đã định vị xong tim cọc ép tiến hành thi công ép cọc theo từng đài.

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép – Thi công móng nhà:

Bước 1: 

– Tiến hành ép cọc C1, dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đứng không nghiêng và đầu trên phải được gắn thanh định hướng của thiết bị máy.

– Áp lực tăng một cách chậm đều để cho cọc C1 xuyên sâu vào trong đất.

– Trường hợp lỗi kĩ thuật thanh cọc ép bị nghiêng thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay.

Bước 2:

–  Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc

– Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%.

– Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế.

– Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.

– Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên tới lớp đất cứng hơn, cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi cho phép.

Bước 3:

Ép tâm: Khi đoạn cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.

Bước 4:

Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc.

Tiến hành công việc ép cọc tương tự như ép cọc đầu tiên.

Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện:
+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

Quy định về sai số – Thi công móng nhà:

– Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%.

– Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với vị trí thiết kế.

1.3. Công tác ép cọc – Thi công móng nhà

Công tác đào đất hố móng – Thi công móng nhà

Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế (đối với những công trình có thiết kế cọc), tiến hành đào đất hố móng: Đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng lại bằng thủ công.

Công tác đào đất hố móng

Chú ý: Khi thi công đào đất công trình móng cọc ép: Thông thường với công trình nhà đơn lẻ móng cọc ép thường sử dụng cọc có kích thước 200×200 đến 300×300 do vậy khoảng khác giữ các cọc trong đài từ 600 đến 900 do vậy khi thi công đào đất bằng máy cần chú ý tránh va chạm với cọc gây nứt gẫy lệch cọc.

 Công tác đập bê tông đầu cọc – Thi công móng nhà

 

Hình ảnh cọc sau đi cắt và đập đầu cọc

– Chú ý: Trước khi đập đầu cọc dùng máy cắt bê tông cắt xung quanh cọc công đoạn này tránh cọc bị vỡ đầu khi dùng máy đập.

Công tác đổ bê tông lót móng – Thi công móng nhà:

Mục đích lớp bê tông lót gồm các tác dụng như sau:
• Làm bằng phẳng để thi công
• Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên
• Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài
• Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng
Vì thế phần bê tông lót đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình làm móng nền, đà giằng móng.

Thông thường bê tông lót móng sử dụng mác100 đến 150, đá 1×2 hoặc 3×4 chiều dày từ 50 đến 100mm.

Hình ảnh đài móng sau khi đổ bê tông lót

Công tác gia công lắp dựng cốt thép móng, giằng móng cổ cột – Thi công móng nhà

  • Sửa thẳng cốt thép có thể dùng búa đập, máy uốn hoặc bằng tời.
  • Cắt và uốn theo yêu cầu của thiết kế (Trước khi cắt uốn kỹ sư giám sát sẽ giao bản vẽ đề tay cắt thép cho tổ trưởng tổ cốt thép. Mục đích giúp thợ dễ dàng trong khâu cắt uốn, lắp dựng và tiết kiệm thép tránh hao phí gây lãng phí vật liệu)
  • Nối cốt thép: Đúng vị trí chiều dài mối nối đúng theo yêu cầu bản vẽ thiết kế.

 

Công tác gia công lắp dựng cốp pha móng – Thi công móng nhà

– Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng và kích thước.

– Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ, lắp đặt đúng quy cách và đảm bảo các yếu tố nâng đỡ trong quá trình thi công.

– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

*) Nguyên tắc lắp dựng cốp pha trong thi công móng cọc -Thi công móng nhà:

– Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.

– Cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt trong khối móng để làm cữ dựng ván khuôn.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong đến mảng phía ngoài.

– Rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp các gông, nêm chặt.

– Dùng dây kiểm tra độ thẳng của cột

– Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng.

Hình ảnh cốp pha móng sử dụng ván

Công tác bê tông móng – Thi công móng nhà

  • Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định. Tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.
  • Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.
  • Chú ý: không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất vì xi măng không được ngập trong nước, trương nở và trộn đầu. Làm tính liên kết của bê tông sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.

Hình ảnh đài giằng móng sau khi rỡ cốp pha

Công tác xây tường móng + bể tự hoại lấp đất tôn nền – Thi công móng nhà

Đổ đất lấp móng tôn nền

Đầm đất nền nhà

Lắp đặt hệ thống ống cấp thoát nước ngầm

Lắp dựng lớp cốt thép cấu tạo nền tầng 1 – Thi công móng nhà

– Ý nghĩa lớp thép cấu tạo nền tầng 1: Thông thường thép chỉ sử dụng d6 đến d10 khoảng cách a200 – a300 tùy diện tích ô sàn lớn hay nhỏ.

– Lớp thép cấu tạo này có tác dụng để chịu lực kéo trong kết cấu bê tông cốt thép giúp nền chống lại các tải trọng bất thường hay sự phản ứng chồi lên hay lún của nền giúp nền chống lại sự xuất hiện các vết nứt.

– Sàn sau khi đổ bê tông sẽ ít xảy ra hiện tượng sụt lún về sau này. Giúp quá trình thi công cốp pha sàn mái đảm bảo khi nền chống là rất cứng và đảm bảo ổn định.

Lắp dựng cốt thép nền tầng 1

Hình ảnh đổ bê tông nền tầng 1

Trên đây là các lưu ý về công tác thi công móng được RoyHouse tổng hợp gửi đến quý bạn đọc, hi vọng các thông tin hữu ích này sẽ giúp chủ nhà có được nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho công trình của mình.


 

Với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xây dựng tại tỉnh Phú Thọ. Dịch vụ Thi công trọn gói nhà của RoyHouse mang lại sự thuận tiện, tin cậy và cho khách hàng, nhất là các khách hàng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về xây nhà.Uy tín của chúng tôi thể hiện ở số lượng các công trình do RoyHouse đảm nhiệm tại tỉnh Phú Thọ, mời quý vị theo dõi  Tại đây! hoặc trên trang Facebook: Kiến trúc Phong Thủy RoyHouse

Inbox ngay cho chúng tôi để được tư vấn xây nhà trọn gói miễn phí hoặt liên hệ Hotline: 0866.124.666

Xem thêm các công trình thiết kế của RoyHouse => click vào TẠI ĐÂY
Xem chi tiết bảng giá các dịch vụ thiết kế và quản lý thi công của RoyHouse => click vào TẠI ĐÂY

Theo dõi các video review công trình thực tế của chúng tôi qua kênh YouTube: Kiến trúc Phong thủy RoyHouse!

———————————————————————–

CÔNG TY CỔ PHẦN ROYHOUSE
Chuyên Thiết kế – Thi công trọn gói Nhà Phú Thọ
▪️ Văn phòng: 07 Minh Lang, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ
▪️ Xưởng nội thất: 285A Nguyệt Cư, Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ
▪️ Hotline: 0866.124.666/ 0813.124.666

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *