Các loại mái nhà phổ biến nhất trong xây dựng
Mái nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một tòa nhà. Mái nhà được xây dựng, thiết kể để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Hiện nay có nhiều cách phân loại các loại mái nhà và mỗi loại đều có các ưu điểm, đặc trưng riêng. Trong bài viết này, RoyHouse sẽ giới thiệu và phân tích đến bạn đọc chi tiết các loại mái nhà phổ biến nhất hiện nay.
Phân biệt các loại mái nhà
Trong xây dựng nói chung và xây nhà dân dụng nói riêng có thể dựa vào đặc trưng để phân biệt các loại mái nhà:
- Phân biệt các loại mái nhà dựa theo hình thức mái gồm mái dốc, mái bằng, mái lệch.
- Phân biệt các loại mái nhà dựa theo vật liệu làm mái gồm nhà mái ngói, mái bê tông dán ngói, mái tôn, mái kính.
Các loại mái phổ biến hiện nay:
-
Các loại mái nhà: Mái dốc
1.1. Mái Nhật (độ dốc 60%)
- Đang là xu hướng thiết kế trong các năm gần đây. Mẫu mái này đơn giản, hiện đại và tiết kiệm chi phí.
- Vật liệu hoàn thiện cho mái Nhật khá đa dạng, bao gồm: ngói, tôn và đá với nhiều màu sắc và giá cả cho chủ nhà lựa chọn. Giá hoàn thiện rẻ hơn so với mái Thái vì diện tích mái ít hơn và không phải xây dựng, trang trí các phần đầu hồi.
1.2. Mái Thái (độ dốc 75%)
- Là mẫu mái truyền thống đã có từ lâu đời và được phổ biến trong kiến trúc Việt Nam từ 2017 trở về trước. Hiện nay, nhờ xu hướng làm nhà mái Nhật, người dân cũng ít nhà sử dụng mái Thái hơn cho công trình của mình.
- Vật liệu hoàn thiện cũng đa dạng như mái Nhật hoặc có thể kết hợp chúng với nhau để tiết kiệm chi phí làm mái cho công trình. Đặc điểm của dạng mái này là có các phần đầu hồi được đắp vẽ, trang trí cầu kì.
- Mái Thái thường cao và có độ dốc lớn nên cách nhiệt tốt và thoát nước nhanh, đây cũng là ưu điểm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chi phí để làm mái Thái thường tốn kém hơn mái Nhật từ vài chục đến hơn 1 trăm triệu tùy diện tích mái của công trình.
1.3. Mái Mansard
- Mái Mansard ra đời tại Pháp vào thế kỉ 17, do kiến trúc sư người Pháp tên là François Mansard (1598- 1666) phát minh ra.
- Mái được thiết kế ra nhằm mục đích cách nhiệt, chống lạnh, chống nóng cho không gian tầng dưới. Vì tầng áp mái nên người ta ít khi dùng để ở mà chỉ dùng làm kho.
- Với lối thiết kế đặc biệt, mái Mansard giúp mang đến cho công trình xây dựng một sự sang trọng. Chính vì thế mà những ngôi biệt thự cao cấp, biệt thự tân cổ điển thường chọn loại mái này để tôn lên được phong cách và sự đẳng cấp đặc biệt.
- Thi công mái Mansard yêu cầu tay nghề kỹ thuật cao, thời gian hoàn thiện lâu và chi phí khá đắt đỏ.
2. Mái Bằng
Là loại mái nhà được đổ bằng bê tông cốt thép thường có dạng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp.
Thi công mái bằng công trình nhà mái bằng của bác Hải – TT Cẩm Khê năm 2023
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí hơn so với mái dốc.
+ Độ dốc thấp nên ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa bão.
+ Kế cấu mái nhà vững chắc bởi khung thép và được đổ bằng bê tông
+ Có thể tận dụng không gian mái làm sân thượng đối với dạng mái bê tông cốt thép.
- Ứng dụng: Thường được dùng khi xây nhà cấp 4, biệt thự, nhà phố, nhà hộp, nhà ống…
3. Nhà dạng mái lệch
- Đặc trưng: Kiểu mái nhà lệch được biến tấu từ dạng mái dốc, 2 mái không đối xứng nhau mà có sự sole. Thường được xây dựng theo 2 dạng: lệch về một phía hoặc lệch về 2 phía khác nhau.
- Ưu điểm:
+ Với kết cấu bê tông cốt thép nên độ bền và tính an toàn rất cao.
+ Độ thoát nước tốt, tránh thấm hoặc dột.
+ Tạo ra khoảng trống trên mái nên khá dễ lấy ánh sáng tự nhiên.
+ Cách thiết kế mái nhà mới lạ tạo nên điểm nhấn độc đáo, sự trẻ trung và năng động.
- Ứng dụng: dùng cho nhà phố, biệt thự, nhà ống…
Ngoài ra, để phân biệt theo vật liệu làm mái có các loại mái nhà phổ biến như:
-
Mái ngói
- Đặc trưng: mái lợp bằng ngói, khung kèo gỗ hoặc kèo thép ngày nay trong xây nhà người ta ưa chuộng sử dụng kèo thép hơn.
- Ưu điểm:
+ Khả năng chống nóng, chống dột, thoát nước tốt.
+ Chắc chắn, an toàn có độ bền và tuổi thọ sử dụng cao.
+ Độ thẩm mỹ cai, thể hiện được sự sang trọng của căn nhà.
- Ứng dụng: sử dụng được hầu hết ở các công trình.
2. Mái bê tông dán ngói
- Đặc trưng: Cũng sử dụng ngói để lợp mái, nhưng phần khung xương sử dụng bê tông cốt thép chứ không sử dụng kèo để làm khung.
- Ưu điểm:
+ Vững chắc, an toàn cao dưới mọi hoàn cảnh thời tiết.
+ Chống ồn và chống nóng rất hiệu quả.
+ Tuổi thọ sử dụng mái nhà thường rất lâu
- Ứng dụng: thích hợp sử dụng khi xây dựng các công trình biệt thự và nhà phố
3. Các loại mái nhà: Mái tôn
- Đặc trưng: sử dụng xà gồ bằng sắt/gỗ/thép… để gác lên tường và lợp tôn.
- Ưu điểm: nhẹ và dễ lắp đặt, chi phí lắp đặt thấp hơn so với các loại khác, đa dạng mẫu mã và màu sắc.
- Ứng dụng: Sử dụng đa số cho nhà cấp 4, nhà ống, nhà xưởng.
4. Các loại mái nhà: Mái Kính
- Đặc trưng: lắp đặt bằng cách sử dụng khung nhôm/thép/sắt gắn lên tường và đỡ các tấm kính.
- Ưu điểm: đạt độ thẩm mỹ cao, lấy được nguồn sáng tự nhiên, lọc tia Uv có hại cho sức khỏe.
- Ứng dụng: thích hợp với nhà phố, văn phòng, quán cafe…